Hành trình “Về nguồn” Thành cổ Quảng Trị và Khu du tích Quốc gia đặc biệt Nghĩa trang Trường Sơn

Chuyến xe của chúng tôi bắt đầu từ rạng sáng ngày 22/07/2023, chuyến đi của gần 160 Đảng viên của Đảng bộ Bệnh viện C Đà Nẵng trong đó đồng chí Bí thư Nguyễn Trọng Thiện làm trưởng đoàn cùng 02 khách mời là Ủy viên của Đảng ủy Khối Các cơ quan Thành phố Đà Nẵng. Chuyến xe xuất phát từ bệnh viện, mang theo đó là những chuyện trò, lòng háo hức của mọi người, ai cũng rất háo hức với chuyến hành trình sắp tới, về với mảnh đất nơi cha ông ta đã oằn mình gồng gánh, bảo vệ để giữ vững độc lập tự do cho non sông tổ Quốc. Lần này chúng tôi đến với Quảng Trị.

Quảng Trị là một tỉnh có lịch sử chiến tranh đầy bi thương. Đây là nơi diễn ra nhiều trận đánh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Mảnh đất này chia cắt bởi sông Bến Hải, đánh dấu ranh giới giữa miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Thành Cổ Quảng Trị là một trong những địa danh nổi tiếng nhất về cuộc chiến tranh tại Quảng Trị, nơi diễn ra 81 ngày đêm chiến đấu ác liệt năm 1972 giữa một bên là ta quyết giữ từng tấc đất, còn một bên là Mỹ- ngụy dùng uy lực súng đạn phương tiện chiến tranh tối tân hiện đại để quyết chiếm lại Thành Cổ bằng mọi giá.

Trong 81 ngày đêm với chiến dịch tái chiếm Thành Cổ, số bom đạn mà quân đội Mỹ – Ngụy đã ném xuống tương đương với sức công phá của 7 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã ném xuống Hiroshima năm 1945. Những chiến sĩ Thành Cổ đã chiến đấu ngoan cường từ ngày 28/6/1972 đến 16/9/1972, tiêu diệt 2 sư đoàn cơ động chiến lược của địch, diệt 26.000 tên, bắt sống 71 tên, đánh thiệt hại nặng 19 tiểu đoàn, phá hỏng 349 xe quân sự trong đó có 200 xe tăng và thiết giáp, bắn rơi 205 máy bay, thu 500 súng các loại.

Năm tháng trôi đi và lịch sử đã bước sang trang mới nhưng những con người ấy vẫn sáng ngời phẩm chất anh hùng cách mạng, nhắc nhở chúng ta về một quãng đường đầy gian khổ, đau thương, lại rất đỗi anh hùng mà đất nước mình đã đi qua.

Địa điểm đầu tiên mà chúng tôi đặt chân đến chính là Thành Cổ Quảng Trị. Khi đặt chân đến Thành Cổ Quảng Trị, tôi không khỏi xúc động trước những di tích lịch sử còn sót lại của thành trì này. Thành Cổ Quảng Trị là một di tích quốc gia đặc biệt nằm tại thị xã Quảng Trị, tỉnh Quảng Trị. Đây là nơi đặt trụ sở của triều đình nhà Nguyễn và là công trình thành luỹ quân sự tại tỉnh Quảng Trị.

Đi qua các con đường lát gạch cổ kính, tôi cảm nhận được sự hùng tráng của một thời kỳ đã qua. Những bức tường thành cao chót vót, những pháo đài nhô ra ngoài, tất cả đều mang dấu ấn của một quá khứ hào hùng. Tôi không khỏi ngỡ ngàng trước sự kiên cố của công trình này, dù đã trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử.

Thành Cổ Quảng Trị được coi là nghĩa trang không có nấm mồ cho tất cả những người lính đã hy sinh xương máu của mình vì độc lập tự do của tổ quốc . Đứng trước di tích này, tôi không khỏi cảm phục những người lính đã chiến đấu kiên cường và hy sinh vì tổ quốc. Họ đã để lại cho chúng ta một di sản lịch sử vô giá.

Tôi cũng không thể không nhắc đến cuộc chiến 81 ngày đêm hào hùng của dân tộc ta tại Thành Cổ Quảng Trị. Đây là một trong những cuộc chiến lớn nhất trong lịch sử Việt Nam, khiến cho toàn thế giới phải ngước nhìn. Những người lính đã chiến đấu không ngừng nghỉ để bảo vệ Thành Cổ, để bảo vệ đất nước.

Cuối cùng, khi rời khỏi Thành Cổ Quảng Trị, tôi mang theo trong lòng một cảm giác trân trọng và biết ơn. Tôi biết ơn những người lính đã hy sinh vì tổ quốc, biết ơn những di sản lịch sử mà họ để lại. Và tôi cũng biết ơn cơ hội được đến thăm một di tích lịch sử quan trọng như Thành Cổ Quảng Trị.

 

hình 1. Đài tưởng niệm Thành cổ Quảng Trị

Tại Đài chứng tích Sinh viên – Chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị, Đảng bộ cũng đã tiến hành làm lễ kết nạp Đảng cho 3 Đảng viên mới. Buổi lễ diễn ra trang nghiêm dưới sự chứng kiến của toàn bộ Đảng viên có mặt cũng như hai khách mời của Đảng ủy Khối Các cơ quan thành phố Đà Nẵng. Kết thúc buổi lễ dưới ánh trăng, bầu trời trong xanh, tất cả chúng tôi tập trung về bờ sông Thạch Hãn để thả hoa đăng nhân ngày Thương binh Liệt sĩ. Chúng tôi cùng nhau thả đèn xuống sông, theo dòng nước chảy. Những ngọn nến trong đèn hoa đăng nhấp nháy lung linh, tạo nên một khung cảnh huyền ảo. Mọi người đều cảm giác trân trọng, hạnh phúc khi thả hoa đăng. Đây là một cách để tưởng nhớ và tri ân những người đã hy sinh vì Tổ quốc. Khi thả hoa đăng, mọi người cầu nguyện cho những điều tốt đẹp sẽ đến với gia đình và bản thân, cũng như cho những người đã khuất. Sông Thạch Hãn chảy êm đềm, mang theo những chiếc đèn hoa đăng đi xa. Những ngọn nến trong đèn vẫn sáng rực, tạo nên một dải sáng lung linh trên mặt nước. Khung cảnh thật yên bình và lãng mạn. Thả hoa đăng trên sông Thạch Hãn nhân ngày Thương binh Liệt sĩ là một trải nghiệm đáng nhớ cho bất kỳ ai muốn tìm hiểu về văn hóa Việt Nam.

Hình 2: Đảng bộ bệnh viện C Đà Nẵng thả hoa đăng tại bến thả hoa bờ Nam sông Thạch Hãn

Kết thúc ngày đầu tiên chúng tôi lại trở về nơi nghỉ ngơi, nhớ lại những gì chúng tôi vừa đi đến, trong lòng ai cũng có một cảm xúc lắng đọng, một thứ nghẹn nghào khi nhớ lại những lời thuyết minh của các hướng dẫn viên về Thành cổ. Đâu đó cũng có tiếng nấc tiếng nghẹn khi ở tại nơi trang nghiêm mà chúng tôi đã đi qua, nơi mà chúng tôi đặt chăn đến cũng là nơi mà những giọt máu của các anh hùng liệt sĩ đã hòa quyện cùng đất cỏ cây.

          Ngày thứ hai của chuyến hành trình bắt đầu, địa điểm đến của chúng tôi là Nghĩa trang Liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn. Khi đến thăm Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn, tôi không khỏi xúc động và cảm kích trước những hy sinh to lớn của các liệt sĩ đã anh dũng chiến đấu vì đất nước. Nghĩa trang nằm tại khu vực Bến Tắt, cạnh đường quốc lộ 15, thuộc địa phận xã Vĩnh Trường, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Đây là một nơi trân trọng và đầy ý nghĩa, nơi an nghỉ của hàng ngàn liệt sĩ đã hy sinh vì tổ quốc.

Khi đi dạo trong khuôn viên rộng lớn của nghĩa trang, tôi không khỏi cảm nhận được sự trang nghiêm và thanh bình nơi đây. Những hàng mộ liệt sĩ được bài trí ngăn nắp và chăm chút tỉ mỉ, thể hiện lòng biết ơn và tôn vinh của người dân đối với những người đã hy sinh vì đất nước. Tôi cảm thấy rất xúc động khi đứng trước những ngôi mộ của các liệt sĩ, những người đã không tiếc máu xương để bảo vệ tổ quốc. Ngoài ra, tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn còn có các khu tưởng niệm và trưng bày các hiện vật lịch sử. Tôi đã dành thời gian tham quan và tìm hiểu thêm về lịch sử và truyền thống cách mạng của dân tộc Việt Nam. Những câu chuyện về cuộc chiến đấu anh dũng của các liệt sĩ đã khiến tôi cảm thấy rất cảm kích và tự hào về dân tộc mình.

Sau khi thăm Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia Trường Sơn, tôi càng hiểu rõ hơn về giá trị lịch sử to lớn của nơi này. Đây không chỉ là một công trình kiến trúc quy mô mà còn là một di sản lịch sử mang tính giáo dục cao. Tôi rất biết ơn và tự hào về những người đã hy sinh vì tổ quốc và hy vọng rằng thế hệ mai sau sẽ tiếp tục gìn giữ và phát huy những giá trị lịch sử to lớn này.

Hình 3: Thắp hương tại Nghĩa trang Liệt sĩ Trường Sơn

Chuyến hành trình kết thúc, chúng tôi lại lên đường về đến Đà Nẵng, chuyến đi của chúng tôi thật ý nghĩa và đặc biệt. Chúng tôi càng hiểu rõ hơn những giá trị truyền thống tốt đẹp của Dân tộc. Chúng tôi càng mến yêu hơn quê hương đất nước, những gì mà cha ông ta đã cố gắng bảo vệ, cũng thôi thúc trong lòng chúng tôi phải cố gắng hơn nữa để có thể bảo vệ những thành quả đó. Không gì có thể hơn bằng sự nổ lực của mỗi bản thân chúng tôi. Những Đảng viên sẽ là những hạt nhân để Bảo vệ Đất nước, bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành quả của Cách mạng.

Đảng viên Chi bộ 3