Khoa Chẩn Đoán Hình Ảnh

I. Trưởng khoa tiền nhiệm:

  • Bs Trần Văn Thanh (1975-1977).
  • Bs Phan Văn Huệ (1977-1993).
  • Bs Lê Đức Viễn (1993-2016).

II. Lịch sử phát triển

Được thành lập từ những ngày tháng đầu mới hình thành của Bệnh viện C Đà Nẵng,  Khoa Chẩn đoán hình ảnh là một trong những một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong công tác thăm khám và điều trị. Ý thức được vai trò đó, tập thể khoa luôn chuyên cần học hỏi, tích cực cập nhật những tiến bộ khoa học tiên tiến cũng như trao đổi, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đáp ứng tốt nhất cho nhiệm vụ chăm sóc người bệnh cũng như đóng góp cho sự phát triển của bệnh viện. Hiện nay, với cơ sở vật chất cũng như các trang thiết bị hiện đại tiên tiến hàng đầu khu vực và đội ngũ chuyên môn cao luôn hết lòng vì người bệnh càng đảm bảo phục vụ tốt cho nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của cán bộ và nhân dân các tỉnh miền Trung- Tây Nguyên.

III. Hiện tại

A. Lãnh đạo:

  • BSCKII Ngô Hữu Thuận Trưởng Khoa
  • CN Võ Xuân Việt   KTV Trưởng

B. Nhân sự:
Khoa có 21 người trong đó:

  • 01 Bác sĩ Chuyên khoa II
  • 02 Thạc sĩ
  • 02 Bác sĩ Chuyên khoa I
  • 02 Bác sĩ Chuyên khoa định hướng
  • 06 Cử nhân
  • 08 Kỹ thuật viên

C. Trang thiết bị:

  • 01 máy Cộng hưởng từ 3 Tesla.
  • 01 máy Cắt lớp vi tính MSCT 128 dãy.
  • 01 máy Cắt lớp vi tính 2 dãy.
  • 01 máy chụp số hóa xóa nền DSA.
  • 02 hệ thống máy chụp DR.
  • 02 máy chụp Xquang tại giường DR.
  • 01 hệ thống chụp răng DR.
  • 01 máy Xquang nhũ ảnh.
  • 01 hệ thống máy đo loãng xương.

IV. Chức năng nhiệm vụ

  • Chụp và chẩn đoán các kỹ thuật Xquang không và có chuẩn bị.
  • Chụp Cắt lớp vi tính, chụp Cộng hưởng từ chẩn đoán.
  • Các thủ thuật can thiệp dưới Cắt lớp vi tính.
  • Chụp mạch máu và can thiệp theo đường nội mạch.
  • Đào tạo và cấp chứng chỉ liên tục Kỹ thuật Cắt lớp vi tính cho đối tượng Kỹ thuật viên.
  • Kết hợp với các trung tâm đào tạo và bộ môn của các trường: Bộ môn chẩn đoán hình ảnh – Trường Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng, Khoa Y – Trường Đại học Đà Nẵng nhằm đào tạo các cán bộ chuyên ngành Chẩn đoán hình ảnh (Sinh viên, Bác sỹ chuyên khoa, Kỹ thuật viên…)
  • Thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học các cấp.
  • Hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật tuyến dưới trong công tác đào tạo nhân lực và nâng cao chuyên môn.
  • Trao đổi kinh nghiệm và hợp tác quốc tế.

V. Thành tựu đạt được

  • Thực hiện tất cả các kỹ thuật chẩn đoán bằng Xquang, Cắt lớp vi tính và Cộng hưởng từ.
  • Triển khai các kỹ thuật can thiệp dưới hướng dẫn Cắt lớp vi tính (sinh thiết lồng ngực, gan…)
  • Chụp mạch chẩn đoán và các kỹ thuật can thiệp nội mạch: nút tắc mạch điều trị (chảy máu, ho ra máu, các khối u giàu mạch, giãn tĩnh mạch, dị dạng thông động tĩnh mạch), đột quỵ, tai biến mạch máu não.
  • Thực hiện các kỹ thuật Điện quang can thiệp : Nút mạch điều trị U xơ tử cung, U gan…

VI. Định hướng phát triển

  • Phấn đấu thu hút lượng bệnh nhân hơn kèm theo ngày càng nâng cao chất lượng phục vụ người bệnh mỗi ngày, đem lại sự hài lòng cho bệnh nhân và người nhà.
  • Phát triển mạnh các kỹ thuật cao, chuyên sâu trong chẩn đoán như CT/MRI trong đột quỵ, khảo sát chức năng não; CT/MRI tim mạch…
  • Phát triển hình ảnh học can thiệp: can thiệp mạch, sinh thiết dưới hướng dẫn của CT và MRI.
  • Tăng cường giao lưu, học hỏi, cử nhân lực tham gia nghiên cứu, trao đổi, học tập các lớp đào tạo ngắn hạn trong nước cũng như nước ngoài nhằm ngày càng xây dựng đội ngũ vững mạnh, chuyên môn, tay nghề cao.
  • Tham gia hợp tác nghiên cứu khoa học và đăng bài nghiên cứu với chất lượng chuyên môn và chuyên sâu hơn.

Hình ảnh can thiệp mạch não bệnh nhân đột quỵ cấp   

Hệ thống Cộng hưởng từ (MRI 3 Tesla)

Hệ thống máy cắt lớp vi tính 128 lát cắt (MSCT)