Trung Tâm Đột Quỵ

THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ TRUNG TÂM ĐỘT QUỴ

Địa chỉ: Tầng 9, Khu nhà số 5, Bệnh viện C Đà Nẵng

Điện thoại: (0236) 3991397, (0236) 3821480 (số lẻ 907)

I. Lịch sử thành lập

Trung tâm Đột quỵ thuộc Bệnh viện C Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 524/QĐ-BYT ngày 09/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Sau quá trình chuẩn bị về hạ tầng, trang thiết bị và đặc biệt là nhân lực, Trung tâm Đột quỵ đã chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18 tháng 01 năm 2016.

Năm 2013, Trung tâm có 04 bác sỹ và 03 điều dưỡng; trong đó Lãnh đạo Trung tâm đều là cán bộ kiêm nhiệm. Đến tháng 9/2022, Trung tâm có 18 viên chức; bao gồm:

Lãnh đạo Trung tâm:

– Giám đốc Trung tâm:

Từ 2010 đến 2013: TS.BS. Nguyễn Hữu Quốc Nguyên-Giám đốc bệnh viện kiêm nhiệm Giám đốc Trung tâm.

Từ năm 2013 đến 2017: BSCKII Nguyễn Tường Vân-Giám đốc bệnh viện trực tiếp phụ trách Trung tâm.

Từ năm 2017 đến nay: BSCKII Nguyễn Trọng Thiện-Giám đốc bệnh viện trực tiếp phụ trách Trung tâm.

– Phó giám đốc Trung tâm: ThS. Trần Xuân Tín-Trưởng khoa Nội A, kiêm nhiệm.

– Điều dưỡng trưởng Trung tâm: CNĐD Nguyễn Thị Khánh Trang.

Nhân lực của Trung tâm:

– 05 bác sỹ: 01 Thạc sỹ chuyên ngành Thần kinh, 01 BSCKI và 01 Thạc sỹ chuyên ngành Nội khoa, 02 bác sỹ đa khoa.

Được tổ chức theo mô hình phối hợp đa chuyên ngành, Trung tâm được tăng cường thêm sự hỗ trợ của các bác sỹ chuyên ngành Cấp cứu, Hồi sức tích cực-Chống độc, Nội Tim mạch, Ngoại Chấn thương-Thần kinh, Phục hồi chức năng, Chẩn đoán hình ảnh và Tổ can thiệp mạch máu.

-12 điều dưỡng, trong đó có 04 Cử nhân điều dưỡng, 05 Cao đẳng điều dưỡng, 03 Trung cấp.

– 02 kỹ thuật viên Phục hồi chức năng, trong đó có 01 KTV Cao đẳng, 01 KTV Trung cấp.

II. Chức năng, nhiệm vụ

Trung tâm Đột quỵ là đơn vị chuyên môn nghiệp vụ thuộc Bệnh viện C Đà Nẵng.

Trung tâm có chức năng:

+ Giáo dục phòng ngừa đột quỵ;

+ Tổ chức cấp cứu, xử trí, điều trị và PHCN cho bệnh nhân đột quỵ;

+ Nghiên cứu khoa học, đào tạo về đột quỵ.

Trung tâm có các nhiệm vụ:

Trung tâm Đột quỵ là đơn vị chuyên môn thuộc Bệnh viện C Đà Nẵng có các nhiệm vụ:

  • Tiếp nhận cấp cứu, khám chẩn đoán, điều trị bệnh nhân đột quỵ não;
  • Tư vấn, khám sàng lọc phát hiện sớm bệnh nhân đột quỵ;
  • Chăm sóc, điều trị và phục hồi chức năng bệnh nhân đột quỵ bao gồm cả hỗ trợ các chức năng sống để cứu sống bệnh nhân và dự phòng các rối loạn tinh thần và biến chứng;
  • Xây dựng và sử dụng các phác đồ xử trí đột quỵ;
  • Xây dựng chương trình giáo dục sức khỏe về phòng ngừa đột quỵ;
  • Công tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo chuyên khoa cho tuyến dưới.

Phục vụ điều trị các bệnh lý:

  • Đột quỵ nhồi máu não
  • Xuất huyết não
  • Di chứng tai biến mạch máu não
  • Sa sút trí tuệ sau tai biến
  • Dự phòng tái phát đột quỵ
  • Tầm soát nguy cơ đột quỵ…
  • Điều trị oxy cao áp đối với bệnh lý đột quỵ cũng như các bệnh lý khác.

Trong thời gian qua Trung tâm cùng với các khoa có liên quan đã triển khai các kỹ thuật chuyên khoa, từng bước thực hiện hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Đột quỵ theo quy định tại Thông tư số 47/2016/TT-BYT ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế. Đến nay Bệnh viện C Đà Nẵng đã điều trị tiêu sợi huyết, can thiệp hút huyết khối, điều trị oxy cao áp, phục hồi chức năng cho bệnh nhân đột quỵ… Bệnh nhân cũng được hướng dẫn, tư vấn điều trị dự phòng không bị đột quỵ và dự phòng tái phát. Đã chuyển giao kỹ thuật vận hành và điều trị bằng oxy cao áp cho bác sỹ và điều dưỡng Bệnh viện 17 Quân khu 5, Bệnh viện Chỉnh hình-Phục hồi chức năng Đà Nẵng…

III. Trang thiết bị hiện đại giúp chẩn đoán bệnh chính xác:

Trung tâm đã được trang bị (của Trung tâm Đột quỵ và phối hợp cùng các khoa khác trong bệnh viện):

  • Tổng phân tích tế bào máu bằng máy (Công thức máu),
  • Xét nghiệm hoá sinh máu, nước tiểu: điện giải đồ, mỡ máu, …
  • Khí máu động mạch, chức năng đông máu, 
  • Điện tâm đồ thường quy,
  • Holter điện tim 24h, Holter huyết áp 24h,
  • Chụp XQ tim phổi,
  • Siêu âm Doppler màu tim,
  • Điện não đồ,
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT),
  • Siêu âm Doppler động mạch cảnh,…

Được đầu tư từ Dự án “Phát triển bệnh viện tỉnh, vùng – giai đoạn II” bằng nguồn vốn vay của Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cũng như từ nguồn ngân sách nhà nước, Bệnh viện có thêm các trang thiết bị y tế hiện đại, kỹ thuật cao phục vụ cho chẩn đoán và điều trị đột quỵ:

  • Cộng hưởng từ (MRI) 3.0T,
  • Chụp mạch mã hoá xoá nền (DSA),
  • Siêu âm Doppler xuyên sọ (TCD),
  • Điện thế gợi hay điện thế kích thích (Evoked Potential – EP)…

Trong thời gian tới Bệnh viện chuẩn bị được trang bị:

  • Thiết bị kích thích điện một chiều xuyên sọ chuyên dụng,
  • Các hệ thống phục hồi chức năng hiện đại như: Hệ thống PHCN thực tế ảo cảm biến từ 3D tập vận động và nhận thức, Hệ thống tập thăng bằng, Hệ thống robot tập dáng đi,…

IV. Các thành tích đã đạt được

Trong thời gian hoạt động từ 2016 đến 2022, Trung tâm Đột quỵ đã đạt được một số thành tích

Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện C Đà Nẵng, tháng 04/2013. Từ trái sang phải: BS Tống Văn Hoàn, BSCKI Trần Xuân Nghĩa, TS Nguyễn Hữu Quốc Nguyên, ThS Trần Xuân Tín, ĐD Nguyễn Thị Hạ, ĐD Hồ Thị Diệu Phúc, ĐD Đoàn Bảo Thư.

BS CKII Nguyễn Tường Vân – Giám đốc bệnh viện phát biểu tại buổi lễ khai trương Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện C Đà Nẵng (18/01/2016)

Buồng oxy cao áp của Trung tâm Đột quỵ – Bệnh viện C Đà Nẵng, một trong những trang thiết bị hiện đại góp phần cải thiện chất lượng điều trị đột quỵ.

Hướng dẫn học viên cách vận hành buồng oxy cao áp Sigma của hãng Perry (Mỹ)

Thực hiện kỹ thuật phục hồi chức năng sớm cho bệnh nhân đột quỵ do Kỹ thuật viên phục hồi chức năng đảm nhận

Chăm sóc toàn diện cho bệnh nhân đột quỵ