Tiếp tục tiêm ngừa ngăn chặn dịch sởi bùng phát
Theo Bác si Hải, con số này tương tự các tuần trước đó, nhưng thấp hơn so với cùng kỳ 2018. Hầu hết các cháu mắc bệnh chưa đến tuổi tiêm chủng hoặc chưa được tiêm ngừa sởi.
Thời điểm cuối 2018, đầu 2019 là thời gian dịch sởi gia tăng rất nhanh, số mắc tăng cao nhất so với 5 năm vừa qua, chỉ sau mùa dịch sởi lớn năm 2014. Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia đã hỗ trợ để tiêm vét cho trẻ chưa tiêm chủng, tiêm chưa đủ mũi tại nhiều tỉnh thành.
Chiến dịch tiêm bổ sung vắc xin sởi-rubella cho trẻ 1-5 tuổi tại tỉnh Điện Biên
“Chiến dịch tiêm vét này đã giúp khống chế nguy cơ dịch bệnh”, ông Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc trung tâm Kiểm soát dịch bệnh của Hà Nội cho biết. Về nguy cơ trong mùa dịch tới, ông Cảm cho rằng dịch sởi đang diễn biến phức tạp khắp thế giới. Nếu không nỗ lực, nguy cơ dịch bùng phát là không nhỏ, nhất là tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ cho trẻ dưới 1 tuổi, trong đó có mũi vắc xin sởi luôn chỉ đạt 90-95% tùy tỉnh thành, số còn lại là nhóm dễ cảm nhiễm nếu có mầm bệnh.
Đã có kế hoạch tiêm cho trẻ từ 7-10 tuổi
Theo ông Cảm, do điều tra nhóm nguy cơ mắc sởi tại Hà Nội cho thấy nhóm nguy cơ cao nhất là nhóm trẻ 1-10 tuổi. Cuối 2018 và đầu 2019 đã triển khai tiêm vắc xin sởi cho trẻ 1-5 tuổi, Hà Nội đã có kế hoạch tiêm xét tiếp cho nhóm 7-10 tuổi vào quý 1-2020. Sở dĩ bỏ qua nhóm 6 tuổi do thời gian chuyển tiếp, nhóm này đã được tiêm chủng năm vừa qua.
“Chúng tôi sẽ tiêm vét cho nhóm trẻ ở vùng nguy cơ cao nhất là nội thành, nơi có di biến động dân cư lớn và khó kiểm soát hơn khu vực ngoại thành”- ông Cảm cho biết.
Vắc xin sởi-rubella MRVAC
Được biết, Vắc xin sởi-rubella MRVAC do Việt Nam sản xuất đã được đưa vào Chương trình TCMR từ năm 2018 để triển khai tiêm chủng thường xuyên cho trẻ 18-24 tháng tuổi. Đến nay đã có khoảng 7 triệu trẻ được tiêm vắc xin MRVAC trong tiêm chủng thường xuyên và chiến dịch. Không ghi nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin MRVAC.
Theo ông Cảm, trẻ chưa tiêm chủng là nhóm dễ mắc sởi nhất, bệnh có thể phòng bệnh dễ dàng thông qua vắc xin. “Cháu đã tiêm rồi có thể tiêm bổ sung không ảnh hưởng gì đến sức khỏe”.