Vaccine và miễn dịch cộng đồng
Vaccine và miễn dịch cộng đồng
Miễn dịch cộng đồng bằng cách tiêm vaccine là mục tiêu của nhiều quốc gia kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát. Hơn 1,4 tỷ liều vaccine COVID-19 đã được tiêm trên toàn thế giới. Một vài quốc gia đã tiêm chủng đạt trên 50% dân số. Tỷ lệ tiêm chủng ngày càng cao cùng hiệu quả của vaccine giúp nhiều quốc gia kiểm soát được tình hình dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, để đạt được miễn dịch cộng đồng trên quy mô toàn cầu phải cần khoảng 70% dân số thế giới được tiêm vaccine phòng COVID-19.
Trong điều kiện các quốc gia sử dụng nhiều loại vaccine khác nhau, tốc độ triển khai vaccine không đồng đều cùng với các biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đang đe dọa hiệu quả của vaccine sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu miễn dịch cộng đồng của thế giới
Có 3 cách tiếp cận chính để sản xuất ra các loại vaccine COVID-19 bao gồm: vaccine sử dụng toàn bộ virus, vaccine sử dụng một phần của virus làm trung gian chuyên chở (vector), vaccine sử dụng axit nucleic của virus (mRNA) giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận ra và chống lại virus.
Vaccine COVID-19 hoạt động dựa trên cơ chế giúp cơ thể phát triển khả năng miễn dịch chống lại virus gây bệnh mà không cần nhiễm bệnh. Sau khi tiêm vaccine COVID-19 cơ thể sản sinh tế bào lympho T và lympho B. Tế bào lympho T nhanh chóng kích hoạt hệ miễn dịch, tế bào lympho B sẽ tạo kháng thể nếu gặp lại đúng virus SAR-CoV-2. Vì vậy, sau khi tiêm vaccin, quá trình tạo khả năng miễn dịch có thể gây ra các phản ứng và tác dụng phụ, như số, đau đầu, chóng mặt… Các triệu chứng này cho thấy cơ thể đang hình thành khả năng miễn dịch.
“Chìa khóa vàng” đạt miễn dịch cộng đồng đủ để xóa sổ căn bệnh trên quy mô toàn cầu, các chuyên gia y tế ước tình cần khoảng 70% dân số thế giới được tiêm vaccine đầy đủ. Hiện nay không có loại vaccine nào bảo đảm hiệu lực bảo vệ 100%, vẫn có một tỷ lệ nhất định các trường hợp đã tiêm chủng vẫn có thể bị mắc bệnh. Dù ngưỡng miễn dịch cộng đồng có đạt được hay không, nhưng tăng cường tiêm vaccine ngừa COVID-19 vẫn là phương pháp tốt nhất để hạn chế lây nhiễm, tử vong và tiến tới mục tiêu chấm dứt dịch bệnh. Tất cả các loại vaccine đều trải qua quy trình thử nghiệm, phê duyệt hết sức chặt chẽ có hiệu quả phòng ngừa nguy cơ tử vong vì COVID-19. Hơn 100 loại vaccine COVID-19 của hơn 40 quốc gia đang trong giai đoạn sản xuất và thử nghiệm. Nhiều loại vaccine được WHO xếp vào danh sách sử dụng khẩn cấp như Astra Zenca, Pfizer-BioNTech, Moderna, Johnson & Johnson Janssen, Sinopharm, Spuntnik V…
Đợt dịch COVID-19 thứ 4 bùng phát với biến chủng Delta lây lan nhanh đã gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, đời sống xã hội và kinh tế. Để nhanh chóng kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh, bên cạnh các biện pháp phòng ngừa theo khuyến cáo 5K thì việc tiêm vắc-xin cho người dân ngày càng trở nên cấp bách.Vắc-xin COVID-19 giúp hệ miễn dịch nhận biết và sẵn sàng chống lại vi-rút nếu chúng xâm nhập vào cơ thể. Người được tiêm vắc-xin đầy đủ ít có khả năng bị lây nhiễm bệnh mà không có triệu chứng cũng như ít có khả năng lây lan vi-rút cho người khác. Tiêm phòng cho bản thân cũng chính là bảo vệ những người xung quanh, đặc biệt là người lớn tuổi và người có các bệnh mạn tính – những người có nhiều nguy cơ mắc bệnh nặng do COVID-19, thậm chí là tử vong hơn những người khác.
Mỗi người dân cần chung tay nâng cao ý thức và trách nhiệm thực hiện tốt các khuyến cáo của Bộ Y tế và thực hiện tiêm vắc-xin phòng COVID-19 khi tới lượt để góp phần chiến thắng đại dịch này.