Phòng Giám Định Y Khoa

I. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN:

Quyết định số 1412/BYT- QĐ ngày 26 tháng 11năm 1976 của Bộ Trưởng Bộ Y tế thành lập Phân Hội đồng Giám định Y khoa Trung ương II. Phân Hội đồng Giám định Y khoa Trung ương II thực hiện các chức năng, nhiệm vụ từ năm 1976 đến năm 2016. Đến tháng 4/2017 đổi tên thành Hội đồng Giám định Y khoa Trung ương II theo Quyết định số 1531/QĐ-BYT ngày 20/4/2017 của Bộ Trưởng Bộ Y tế.

Phòng thường trực là phòng Giám định y khoa – Bệnh viện C Đà Nẵng để làm công tác thường trực và dựa vào cán bộ, cơ sở vật chất của Bệnh viện C Đà Nẵng để tiến hành thực hiện nhiệm vụ.

Lãnh đạo là Giám đốc Bệnh viện C Đà Nẵng đồng thời là Chủ tịch Phân Hội đồng Giám định Y khoa Trung ương II/ Hội đồng Giám định Y khoa Trung ương II có sự thay đổi qua các thời kỳ nhưng đã điều hành và hoàn thành tốt nhiệm vụ, không ngừng phát triển, hoàn thiện, đã khám và kết luận cho nhiều đối tượng và không có trường hợp nào vi phạm quy định của Nhà nước.

II. LÃNH ĐẠO QUA CÁC THỜI KỲ:

1. Chủ tịch

Bs Lê Ngoạn

– Bs Lê Tấn Thái

– Bs Phạm Xân

– TsBs Nguyễn Hữu Quốc Nguyên

– BsCKII Nguyễn Tường Vân

– BsCKII Nguyễn Trọng Thiện

2. Phó Chủ tịch thường trực:

– Bs Lê Minh Trưng

– Bs Đỗ Như Bốn

– Bs CKI Đặng Xuân Thắng

– Bs CKII Phạm Hữu Quốc

3. Phó Chủ tịch chuyên môn:

– Bs Lê Tấn Thái

– Bs Hồ Thị Anh Hoa

– Bs Võ Thị Hà Hoa

4. Ủy viên, Giám định viên:

Ủy viên, Giám định viên của Phân HĐGĐYK TW II/Hội đồng Giám định Y khoa Trung ương II là Trưởng phó khoa Bệnh viện C Đà Nẵng; Giám đốc,Trưởng phó khoa/phòng Bệnh viện Phụ Sản – Nhi, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Da Liễu, Bệnh viện Tâm Thần Đà Nẵng.

II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN:

1. Hội đồng GĐYK Trung ương II thực hiện khám giám định, khám giám định phúc quyết cho các đối tượng thương tật, bệnh tật, chất độc hóa học, bệnh nghề nghiệp, tai nạn lao động, tuất liệt sĩ, Hưu, mất sức lao động, người khuyết tật…..

– Các đối tượng vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng GĐYK tỉnh hoặc Hội đồng GĐYK các Bộ.

– Các Cá nhân hoặc tổ chức không đồng ý với kết quả giám định của Hội đồng GĐYK tỉnh, thành phố thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên gồm : Quảng Bình, Quảng Trị, TT Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk và các đối tượng của các Bộ: Công an, Quốc phòng, Giao thông vận tải theo đề nghị của cơ quan quản lý đối tượng của các Bộ này, tùy thuộc vào nơi cư trú hoặc công tác.

– Theo yêu cầu của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và thực hiện các nhiệm vụ khác theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

2. Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về giám định y khoa đối với cơ quan thường trực Hội đồng GĐYK cấp tỉnh và Hội đồng GĐYK các Bộ theo phân công địa bàn khám giám định phúc quyết.

3. Hội đồng GĐYK Trung ương II là cơ quan thường trực của Hội đồng GĐYK Phúc quyết lần cuối theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với từng trường hợp và có nhiệm vụ cụ thể.

4. Ngoài ra, phòng thường trực Hội đồng còn có nhiệm vụ tổ chức khám sức khỏe cho cán bộ LTCM và cán bộ diện Trung ương quản lý.

5. Thực hiện các nhiệm vụ khác về Giám định y khoa theo sự phân cấp và chỉ đạo của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh – Bộ Y tế.

III. Cơ cấu tổ chức hiện tại của Hội đồng GĐYK Trung ương II

– Chủ tịch: BsCKII. Nguyễn Trọng Thiện

– Phó Chủ tịch: BsCKII. Phạm Hữu Quốc

– Ủy viên chuyên môn: TsBs. Võ Đắc Truyền – ThsBs. Trần Xuân Tín

– Các Giám định viên kiêm nhiệm là Trưởng, phó khoa Bệnh viện C Đà Nẵng; Giám đốc, Trưởng phó khoa/phòng bệnh viện thuộc khu vực thành phố Đà Nẵng, là các bác sĩ có trình độ chuyên môn cao của các chuyên khoa đã được Bộ Y tế ra quyết định bổ nhiệm để giúp Hội đồng GĐYK Trung ương II thực hiện nhiệm vụ khi cần thiết.

IV. THÀNH TÍCH CỦA ĐƠN VỊ:

Hội đồng GĐYK Trung ương II khám phúc quyết cho nhiều đối tượng, trong những năm gần đây chủ yếu là các đối tượng có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin với các tiêu chuẩn mới được tập huấn và cập nhật dựa trên các quy định của Bộ Y tế, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Thành viên, Giám định viên Hội đồng luôn cập nhật các tài liệu, văn bản, tiêu chuẩn, quy định GĐYK, khám đúng, đầy đủ và kết luận giám định cho đối tượng một cách khách quan, minh bạch không để đối tượng bị thiệt thòi và đảm bảo đúng quy định của Nhà nước. 

 Các cán bộ nhân viên phòng thường trực đều thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế bệnh viện; thực hiện tốt quy tắc ứng xử.

CÁC HÌNH THỨC KHEN THƯỞNG: