CẬP NHẬT MỚI NHẤT CỦA WHO: KHUYẾN CÁO TẠM THỜI ĐỐI VỚI VACCINE CỦA ASTRAZENECA (AZ)
CẬP NHẬT MỚI NHẤT CỦA WHO:
KHUYẾN CÁO TẠM THỜI ĐỐI VỚI VACCINE CỦA ASTRAZENECA (AZ)
Đối với việc trì hoãn liều thứ 2 và sử dụng nhiều loại vaccine
Phát hành lần đầu vào tháng 2/2021
Cập nhật lần thứ 1 vào tháng 4/2021
Cập nhật mới nhất ngày 30/7/2021
Mục tiêu và các chiến lược của việc sử dụng vaccine AZ trong phòng chống COVID-19:
Dựa trên thử nghiệm pha 3 cho thấy, vaccine AZ có hiệu quả đạt khoảng 72% (khoảng tin cậy 95%) chống lại nhiễm SARS-CoV-2 có triệu chứng ở những người tham gia nghiên cứu tiêm đủ 2 mũi cách nhau từ 4-12 tuần. Hiệu quả của vaccine có xu hướng cao hơn khi khoảng cách giữa 2 liều dài hơn, điều này được khẳng định khi người ta tìm thấy mức độ của của thể tăng dần đối khi khoảng cách giữa 2 liều tăng dần. Kết quả thử nghiệm còn cho thấy, không có bệnh nhân nào phải nhập viện sau 22 ngày tiêm mũi 1, so sánh với 14 người không được tiêm chủng phải nhập viện trong cùng khung thời gian.
Một thử nghiệm toàn cầu pha 3 ở 2 nước Hoa Kỳ, Chi Lê, Peru thu hút 32.449 người tham gia, trong đó có 24% số người trên 65 tuổi. Các phân tích được quan sát bắt đầu từ ngày thứ 15 sau liều thứ 2 và khoảng cách giữa 2 liều là 4 tuần. Kết quả cho thấy, hiệu quả của vaccine chống lại COVID có triệu chứng là 76%, không có trường hợp bệnh nặng hay bệnh nguy kịch; trong khi đó điều này xảy ra với 8 trường hợp trong nhóm dùng giả dược đối chứng. Hiệu của của Vaccine ở những người trên 65 tuổi ghi nhận là 85% (khoảng tin cậy 95%).
Vấn đề đáng lo ngại hiện nay là sự xuất hiện các biến thể với mức độ lây lan nhanh hơn và khiến bệnh trở nặng hơn. Đối với biến thể Delta, ước tính gần đây cho thấy hiệu quả chống lại tình trạng nhập viện là 71% sau liều 1 và 92% sau liều 2; Đối với biến thể Alpha con số này lần lượt là 76% và 86%.
Trong tình trạng khan hiếm vaccine như hiện nay, WHO vẫn tiếp tục khuyến cáo ưu tiên vaccine đối với những đối tượng nguy cơ cao như nhân viên y tế và đối tượng người lớn tuổi (trên 65 tuổi) có và không có bệnh nền đi kèm. Một khi nguồn vaccine dồi dào hơn, WHO đề nghị sử dụng tiếp tục đối với các đối tượng còn lại theo lộ trình, liên quan đến dịch tễ và đặc điểm riêng của từng quốc gia.
Chỉ định
Vaccine AZ được dùng cho người từ 18 tuổi trở lên.
Liều tiêm: 2 mũi cách nhau từ 8-12 tuần. Theo quan sát cho thấy, hiệu quả và khả năng sinh miễn dịch của cơ thể tăng lên khi thời gian giữa 2 liều càng kéo dài. WHO khuyến cáo nếu liều thứ 2 tiêm sớm hơn 4 tuần sau mũi tiêm đầu tiên thì không nhất thiết phải lặp lại liều thứ 2. Nếu liều thứ 2 muộn hơn 12 tuần sau liều đầu tiên, cần nhanh chóng tiêm liều thứ 2 ngay khi có thể.
Cân nhắc trì hoãn liều thứ 2 ở những nơi hạn chế nguồn cung cấp vaccine
WHO thừa nhận có nhiều quốc gia hiện nay vẫn đang trong tình trạng khan hiếm nguồn vaccine, kết hợp với gánh nặng bệnh tật do COVID ngày càng tăng cao. Do đó ở một số quốc gia đã trì hoãn liều tiêm thứ 2 để đạt mục tiêu bao phủ ban đầu cao hơn với liều 1. Giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng pha 3 cho thấy hiệu quả của vaccine chống lại COVID-19 có triệu chứng bắt đầu đạt được là từ ngày thứ 22 sau liều tiêm đầu tiên và đạt 76% kể từ ngày thứ 23 đến ngày thứ 90, trước khi dùng liều thứ 2.
Hiệu giá kháng thể cao hơn ở những người tiêm 2 liều cách nhau 8-12 tuần (81%) so với cách nhau dưới 6 tuần (55%). Các nghiên cứu về hiệu quả chương trình tiêm chủng quốc gia được giới hạn khoảng cách thời gian giữa 2 liều lên đến 16 tuần; các kháng thể tạo ra bởi 1 liều AZ có tốc độ phân hủy chậm trong khoảng 6 tháng.
Dựa trên các nghiên cứu của nhiều quốc gia về hiệu quả của việc sử dụng vaccine với khoảng cách giữa 2 liều là từ 12-16 tuần, cho thấy hiệu quả sau liều thứ 1 chống lại COVID-19 có triệu chứng đối với biến thể Delta thấp hơn biến thể Alpha, trong khi đó hiệu quả chống lại 2 biến thể này sau khi tiêm đủ 2 liều là ngang nhau. Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc cần thiết phái bổ sung liều thứ 2 trong bối cảnh cách biến thể đang lưu hành có thể làm giảm hiệu quả của 1 liều duy nhất.
Tóm lại, đối với những quốc gia chưa đạt được tủ lệ bao phủ vaccine cao trong nhóm đối tượng nguy cơ và người yếu thế (người lớn tuổi có hoặc không có bệnh kèm), có tỷ lệ mặc COVID-19 cao kết hợp với việc nguồn vaccine hạn chế thì có thể cân nhắc kéo dài khoảng cách giữa 2 liều lên đến 16 tuần. WHO khuyến nghị ưu tiên đạt tỷ lệ bao phủ liều đầu tiên cao bằng cách kéo dài khoảng cách giữa 2 liều, trong khi tiếp tục tối đa hóa mức độ bao phủ liều thứ hai của các nhóm dễ bị tổn thương trong bối cảnh các biến thể được quan tâm, đặc biệt là biến thể Delta.
Hiện tại chưa có khuyến cáo về liều tăng cường đối với những người đã tiêm đủ 2 liều. Việc sử dụng liều tăng cường cùng loại hay khác loại vaccine vẫn đang được tiếp tục nghiên cứu.
Về việc trộn liều Vaccine
Liên qua đến việc sử dụng vaccine của AZ với một vaccine khác loại, WHO vẫn khuyến cáo rằng nên sử dụng cùng 1 loại vaccine cho liệu trình 2 mũi. Nếu sử dụng 2 loại vaccine khác nhau cho 2 liều thì không có khuyến cáo về việc bổ sung thêm liều của 1 trong 2 loại vaccine được dùng.
Các nghiên cứu đến nay cho thấy phản ứng miễn dịch sau liều đầu tiên sử dụng vaccine của AZ sau đó là kết hợp vaccine loại mRNA (Pfizer, Moderna) có mức độ kháng thể trung hòa cao hơn và đáp ứng miễn dịch qua trung gian tê bào T cũng cao hơn khi so sánh với việc dùng 2 liều AZ; đạt mức độ tương đương so với sử dụng 2 liều mRNA; tốt hơn nếu dùng liệu trình liều đầu là mRNA và liều thứ thứ 2 là AZ. Tuy nhiên cần rất thận trọng với quyết định trộn liều vì những nghiên cứu này cỡ mẫu nhỏ, đặc biệt là thiếu dữ liệu về mức độ an toàn. Hiện tại việc cung ứng đối với từng loại vaccine có thể bị gián đoạn, các quốc gia có thể cân nhắc sử dụng AZ cho liều 1 và mRNA cho liều 2. Các khuyến cáo sẽ tiếp tục được cập nhật khi có đầy đủ dữ liệu và cơ sở khoa học./.
Nguồn: WHO/2019nCoV/vaccines/SAGE_recommendation/AZD1222/2021.3