I. Giới thiệu chung
Khoa Phục hồi chức năng được thành lập từ năm 1976, trong những ngày đầu thành lập Bệnh viện C Đà Nẵng.
Quản lý khoa qua các thời kỳ
- Từ 1976 đến 1983: BS Nguyễn Trung Đường
- Từ 1983 đến 2013: Ths BS Nguyễn Thị Thanh Bình
- Từ 2013 đến năm 2018: TS.BS CKII Nguyễn Tấn Dũng
Quản lý khoa đương nhiệm
– Trưởng khoa: BSCKII Bùi Văn Hội
– Phó Trưởng khoa: TS Nguyễn Hoài Trung
– Kỹ thuật viên trưởng: CN Nguyễn Chất
Tình hình nhân lực hiện tại
Tổng số nhân viên hiện có: 34 nhân viên.
+ Bác sĩ: 06, gồm Tiến sĩ: 02; BSCK II: 01; BSCKI: 01; Bác sĩ: 02.
+ Kỹ thuật viên PHCN: 24 (08 Cử nhân đại học, 18 Cử nhân cao đẳng)
+ Điều dưỡng cao đẳng: 04
II. Nhiệm vụ
Khám chữa bệnh và phục hồi chức năng cho các đối tượng bệnh nhân là cán bộ trung cao cấp, nhân dân trong thành phố Đà Nẵng và các tỉnh thành thuộc khu vực Miền Trung Tây Nguyên.
Đào tạo chỉ đạo tuyến và đào tạo chuyên ngành về phục hồi chức năng cơ bản cho các đơn vị y tế thuộc khu vực Miền Trung Tây Nguyên.
III. Hoạt động chuyên môn
3.1. Quy mô hoạt động: trang thiết bị PHCN hiện đại.
– Bộ phận điều trị ngoại trú gồm: Vận động trị liệu toàn diện; Điện trị liệu đa mô thức; Ngôn ngữ trị liệu và rối loạn nuốt; Hoạt động trị liệu trẻ em và người lớn; Can thiệp suy giảm tri giác nhận thức; PHCN Tim Phổi…
– Bộ phận điều trị nội trú (16 giường chỉ tiêu, 25 giường thực kê) dành cho bệnh nhân có nhu cầu điều trị và PHCN lâu dài như: tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, chấn thương tủy sống, đau thần kinh, cơ xương khớp, sau phẫu thuật chấn thương – thần kinh…
– Điều trị phối hợp với các khoa phòng, trung tâm trong toàn viện
Mạng lưới PHCN được bao phủ đến hầu hết các khoa phòng, trung tâm trong toàn viện, đáp ứng nhu cầu vận động sớm tại giường của người bệnh, nâng cao hiệu quả và rút ngắn ngày điều trị.
3.2. Phục hồi chức năng đa dạng bệnh
+ Bệnh lý thần kinh: Sau tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não, parkison, xơ cứng rãi rác, viêm đa rễ dây thần kinh, bệnh lý đơn dây thần kinh, đau thần kinh do Zona, các dạng rối loạn vân động: có cứng cơ, rối loạn trương lực cơ cục bộ, co thắt mi mắt, co thắt ½ mặt…
+ Bệnh lý cơ xương khớp: Thoái hóa khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, hội chứng cổ vai tay; thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, đau thần kinh tọa; viêm quanh khớp vai, hội chứng chóp xoay vai, loãng xương, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, loãng xương, viêm gân, viêm điểm bám gân…
+ Ngoại khoa – Chấn thương chỉnh hình: sau phẫu thuật thay khớp háng, khớp gối, tái tạo dây chằng khớp gối, sau phẫu thuật cột sống cổ, thắt lưng, tổn thương tủy sống, phẫu thuật chóp xoay vai. Sau phẫu thuật ổ bụng – lồng ngực.
+ PHCN hô hấp, tim mạch: PHCN suy tim, sau can thiệp mạch vành, PHCN bệnh nhân viêm phổi tràn dịch màng phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính…
+ PHCN ung thư: can thiệp PHCN giảm nhẹ
+ Trẻ em: Tự kỷ; tăng động, giảm tập trung; chậm phát triển tinh thần vận động, chậm phát triển ngôn ngữ, rối loạn giọng, bại não, xơ hóa cơ ức đòn chủm…
IV. Công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học:
– Đào tạo chỉ đạo tuyến và chuyển giao kỹ thuật về PHCN cho nhiều đơn vị y tế thuộc tỉnh thành của khu vực Miền Trung – Tây Nguyên.
– Là đơn vị đầu tiên thực hiện đào tạo cấp chứng chỉ phục hồi chức năng có bản cho đối tượng là bác sĩ và điều dưỡng: Đã hoàn thành 02 khóa đào tạo cấp chứng chỉ PHCN cơ bản cho bác sĩ, đang triển khai khóa 3. Đang tuyển sinh khóa 1 PHCN cơ bản cho đối tượng điều dưỡng.
– Tham gia giảng dạy và hướng dẫn lâm sàng cho sinh viên trường: Trường Đại học kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng, Khoa Y Đại học Đà Nẵng, Đại học Đông Á, Đại học Duy Tân…
– Tham gia nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở có tính ứng dụng cao: Tai biến mạch máu não, rối loạn nuốt, viêm quanh khớp vai, đau thần kinh tọa, đau thần kinh cổ cánh tay, thiểu năng tuần hoàn động mạch sống nền, phục hồi chức năng Parkinson, phục hồi chức năng bệnh nhân nhiễm SARS CoV-2, phục hồi chức năng hoại tử chỏm xương đùi vô khuẩn, phục hồi chức năng ngôn ngữ trẻ tự kỷ, …Nhiều đề tài cấp cơ sở được đăng ký trên các Tạp chí Y học thực hành.
– Hoàn thành 02 đề tài cấp thành phố: “Nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân sau TBMMN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng 2008 – 2010”, “ Nghiên cứu các yếu tố nguy cơ và bước đầu đánh giá hiệu quả can thiệp PHCN phòng chống té ngã ở người cao tuổi tại một số xã phường TP Đà Nẵng 2016-2018”
V. Các dịch vụ kỹ thuật tiên tiến đang triển khai
– Tiêm Botulinum toxin nhóm A vào điểm vận động để điều trị co cứng cơ, loạn trương lực cơ cổ, loạn trương lực cơ cục bộ, co thắt nữa mặt, co thắt mi mắt.
– Kỹ thuật điều trị bằng laser công suất cao cho bệnh nhân đau thần kinh do Zona, bệnh lý cơ xương khớp
– Kỹ thuật điều trị bằng máy nhiệt rung từ, điều trị bằng máy xung kích, điều trị kết hợp điện xung trị liệu với siêu âm trị liệu và giác hút, điều trị bằng máy nhiệt lạnh.
– Kỹ thuật kích thích liền xương.
– Các kỹ thuật mới cho người bệnh sau TBMMN: kỹ thuật tập bắt buộc tay liệt, kỹ thuật gương trị liệu, kỹ thuật kích thích điện chức năng…
– Kỹ thuật lượng giá dáng đi chức năng (functional gait assessment), nghiệm pháp đi bộ 6 phút
– Lượng giá và can thiệp rối loạn nuốt và thất ngôn.
– Phát triển các kỹ thuật chuyên hoạt động trị liệu: Kỹ thuật lượng giá chức năng vận động chi trên bằng thang điểm ARAT (Action research arm test), kỹ thuật tập nhận thức – cảm giác – vận động (Phương pháp Perfetti), nghiệm pháp 9 lỗ… triển khai phòng hoạt động chức năng sinh hoạt hằng ngày ( ADL). Kỹ thuật lượng giá và can thiệp tri giác nhận thức.
– Bước đầu can thiệp PHCN ung thư
– Phát triển các kỹ thuật chuyên ngành PHCN hô hấp, tim mạch.
VI. Định hướng phát triển
4.1. Quy mô:
– Phấn đấu trở thành Trung tâm Phục hồi chức năng trực thuộc Bệnh viện C Đà Nẵng.
– Triển khai hình thức phục hồi chức năng ngoại viện
4.2. Các dịch vụ kỹ thuật sẽ triển khai.
- Kích thích điện xuyên sọ bằng dòng điện một chiều: Hỗ trợ phục hồi chức năng vận động, tri giác nhận thức, ngôn ngữ, rối loạn nuốt cho bệnh nhân sau đột quy, hỗ trợ điều trị đau mạn tính, trầm cảm.
- Laser công suất cao trên bệnh nhân Zona thần kinh và các bệnh lý viêm mô mềm mãn tính, bệnh lý cơ xương khớp.
- Kỹ thuật tập thực tế ảo: hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân tổn thương thần kinh trung ương, sa sút trí tuệ… thiết lập chương trình tập PHCN đa dạng phong phú, giúp bệnh nhân sớm cải thiện vận động chức năng, cải thiện tri giác nhận thức, cải thiện ngôn ngữ, giọng nói, cải thiện chức năng tay bàn tay.
- Kỹ thuật đo chức năng hô hấp tim mạch bằng máy đo hô hấp tim mạch gắng sức (CPEX): giúp chẩn đoán bằng nghiệm pháp gắng sức các bệnh về hô hấp, bệnh tim mạch với các thông số cụ thể; từ đó thiết lập các mục tiêu và chương trình PHCN phù hợp cho bệnh lý tim mạch, hô hấp.
- Kỹ thuật đo niệu động học và điều trị niệu: dùng để đánh giá rối loạn sự bài xuất nước tiểu của đường tiểu dưới: bàng quang, cơ thắt, giúp chẩn đoán nguyên nhân rối loạn tiểu. Là cơ sở cho việc điều trị rối loạn tiết niệu tổn thương tuỷ, TBMMN, tiểu đường, phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, người cao tuổi…
- Kỹ thuật phục hồi chức năng vận động chi dưới bằng hệ thống robot: nhằm giúp cho BN tập đi sớm theo mẫu vận động ngay giai đoạn đầu, thiết lập và duy trì các mẫu vận động đúng, kích thích sớm nhận cảm về vận động, cảm giác. Hạn chế tối đa cac thương tật thứ cấp.
- Kỹ thuật tập thăng bằng dựa trên cơ sở phản hồi sinh học: giúp lượng giá, chẩn đoán các rối loạn thăng bằng dáng đi chức năng, kiểm tra bước đi cho đánh giá dáng đi, kiểm tra bước nhảy, kiểm tra phân phối trọng lượng, bài kiểm tra và bài tập đa dạng từ đó thiết lập chương trình điều trị PHCN phù hợp cho các dạng rối loạn thăng bằng, dáng đi do tổn thươnng thần kinh, cơ xương khớp, chấn thương chỉnh hình.
- Kỹ thuật vỗ rung lồng ngực với máy: làm bong dịch tiết, long đờm, sau đó dẫn ra các phế quản rộng hơn để thoát ra ngoài nhờ phản xạ ho khạc hoặc dùng máy hút nếu người bệnh không tự ho được.
- Các kỹ thuật điều trị đau.
Một số hình ảnh của khoa Phục Hồi Chức Năng
Hình 1. Tiêm Botulinum toxin nhóm A để điều trị co cứng cơ, loạn trương lực cơ khu trú, co thắt nữa mặt, co giật mi mắt.
Hình 2: Điều trị bằng máy kích thích liền xương
Hình 3. Điều trị bằng Lazer công suất cao bệnh lý cơ xương khớp và zona thần kinh
Hình 4. Điều trị bằng máy nhiệt rung từ
Hình 5. Điều trị bằng sóng xung kích
Hình 6. Kỹ thuật lượng giá can thiệp thất ngôn và rối loạn nuốt,
Hình 7. Hướng dẫn thực hiện các chức năng sinh hoạt hằng ngày
Hình 8. Hoạt động chuyên môn hằng ngày