Y học cổ truyền là ngành Đông y có nguồn gốc xuất phát từ Trung Hoa và Việt Nam. Các thầy thuốc nổi tiếng được xem là bậc tổ của nghề y Việt Nam bao gồm Hải Thượng Lãn Ông và Tuệ Tĩnh. Dựa trên nền tảng của Âm Dương – Ngũ hành, y học cổ truyền Việt Nam đã hình thành từ rất lâu trước khi nền y học phương Tây xuất hiện.
Trải qua quá trình xây dựng và trưởng thành, cơ sở vật chất của khoa Y học cổ truyền ngày càng được đầu tư mở rộng, nâng cấp khang trang, hiện đại. Trình độ đội ngũ y bác sĩ ngày càng được lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt trong tiến trình hội nhập y tế quốc tế hiện nay, song hành với việc tham gia hội nhập với nền y học thế giới nói chung và nền y học cổ truyền của các nước trong khu vực và thế giới nói riêng, khoa YHCT vẫn luôn từng bước hiện đại hóa trên cơ sở giữ vững và phát huy bản sắc của y học cổ truyền Việt Nam, kết hợp tinh hoa của hai nền y học cổ truyền và y học hiện đại, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng ngày một tốt hơn.
I. Lịch sử hình thành khoa Y học cổ truyền
– Năm 1976, Liên chuyên khoa: Nội khoa- Đông Y– Vật lý trị liệu được thành lập, do Bác sĩ Trần Luật làm chủ nhiệm khoa
– Năm 1983 , tách riêng thành khoa Y học cổ truyền:
+ Từ 1983 năm đến 1990 Bác sĩ Võ Thị Cẩm Tú làm Trưởng khoa
+ Từ năm 1990 đến 2018 Bs.CK1 Vũ Tuấn Anh làm Trưởng khoa.
+ Từ năm 2018 đến 2020 Bs. CK1 Lê Thị Thanh Hồng phụ trách khoa.
+ Từ năm 2021 đến nay TS.Bs Nguyễn Tấn Dũng phụ trách khoa.
II. Các lĩnh vực và kỹ thuật chuyên môn
Khoa Y học cổ truyền hiện có 20 cán bộ công viên chức và người lao động, trong đó 70% cán bộ có trình độ đại học trở lên, có 1 phòng tiếp nhận và khám bệnh, 46 giường bệnh (40 giường điều trị nội trú, 06 giường điều trị ngoại trú).
1. Về khám bệnh:
– Có phòng khám chuyên khoa YHCT riêng tại khu khám bệnh.
– Chuyên khám, tư vấn, kê đơn cho bệnh nhân.
Các bệnh lý thường gặp điều trị tại khoa:
+ Các bệnh lý về cơ xương khớp: thoái hoá cột sống cổ, lưng, đau TK vai cánh tay, viêm quanh khớp vai, viêm khớp dạng thấp, ……
+ Về thần kinh: Rối loạn tiền đình, đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau dây thần kinh V, đau thần kinh toạ, liệt dây thần kinh VII, di chứng mạch máu não,…..
+ Về tiêu hoá: Viêm dạ dày, viêm đại tràng mạn tính, loét dạ dày – tá tràng,….
+ Về hô hấp: Hen phế quản mạn tính, viêm phế quản mạn, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…
+ Về da liễu: Dị ứng thời tiết, sẩn ngứa kéo dài, viêm da dị ứng, chàm, zona,…
+ Về sinh dục: Yếu sinh lý ở cả nam và nữ, di tinh, mộng tinh, rong kinh cơ năng, thống kinh,….
2. Về điều trị ngoại trú:
Có 1 phòng gồm 6 giường điều trị bệnh nhân ngoại trú và bệnh nhân kết hợp các khoa YHHĐ
Các phương pháp điều trị: điện châm, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt,…
3. Về điều trị nội trú:
Hiện tại có 7 phòng bệnh gồm 40 giường nội trú và 1 phòng thủ thuật có 15 giường
Các phương pháp điều trị: Thuốc thang, thuốc thành phẩm, châm cứu, thủy châm, xoa bóp bấm huyệt, giác hơi.
Sắp đến sẽ triển khai các phương pháp mới: Cấy chỉ, ngâm chân, chườm ngải…
III. Những thành tựu đã đạt được
Khoa đã đạt được những thành tích nổi bật như:
– Làm tốt công tác kế thừa, phát huy, phát triển nền y dược học cổ truyền;
– Đi đầu trong công tác nghiên cứu khoa học;
– Áp dụng thành công những kết quả nghiên cứu khoa học trong phòng, chữa bệnh, nâng cao sức khoẻ nhân dân;
– Kết hợp Y học cổ truyền với Y học hiện đại trong phòng bệnh, khám chữa bệnh.
IV. Hướng phát triển trong thời gian tới
– Xây dựng và hoàn thiện bộ phận Đông dược để có thể sản xuất các thành phẩm tại khoa YHCT như các viên hoàn, tễ, cao, cốm, siro…
– Tiếp tục cố gắng phát huy hơn nữa các kỹ thuật đang áp dụng và nhanh chóng triển khai các phương pháp mới.
– Đẩy mạnh cơ sở vật chất, tăng thu dung bệnh nhân để tăng số giường nội trú.
– Nâng cao, đào tạo liên tục về chuyên môn để chất lượng phục vụ trên người bệnh ngày càng tốt