ĐIỀU TRỊ HO RA MÁU BẰNG PHƯƠNG PHÁP CAN THIỆP MẠCH MÁU
Ngày 11/10/2018 tại Bệnh viện C Đà Nẵng, Tổ điện quang can thiệp phối hợp với Khoa Nội Hô hấp, Khoa Phẫu thuật Gây Mê Hồi Sức và Đơn vị can thiệp tim mạchđã điều trị thành công một trường hợp ho ra máu (bệnh nhân Trịnh Đình K.) bằng phương pháp nút tắc động mạch phế quản.
Hình ảnh trước khi nút động mạch phế quản Hình ảnh sau khi nút tắc động mạch phế quản
Ho ra máu là cấp cứu thường gặp, mặc dù được điều trị nội khoa nhưng thường tái phát ở mức độ nặng, gây tỷ lệ tử vong cao hoặc làm cho người bệnh yếu sức, suy nhược cơ thể do mất máu kéo dài. Nguyên nhân hay gặp là viêm – giãn phế quản.
Giãn phế quản là bệnh giãn không hồi phục các phế quản nhỏ và trung bình. Do hủy hoại cấu trúc các sợi cơ và sụn phế quản, dẫn đến làm yếu thành phế quản và phế quản bị giãn ra theo kiểu hình trụ hoặc hình túi. Có thể do bẩm sinh hay mắc phải, thường là do bội nhiễm định kỳ.
Các phương pháp để cấp cứu và điều trị ho ra máu bao gồm: điều trị nội khoa với mục đích làm giảm lượng máu từ hệ chủ tới động mạch phế quản bệnh lý ở vùng phổi chảy máu. Tuy nhiên, còn khoảng 38% ho ra máu nặng và trung bình điều trị nội khoa không có hiệu quả. Điều trị ngoại khoa ít được sử dụng vì tình trạng phổi xấu, một số trường hợp có thể phẫu thuật thắt động mạch phế quản hoặc cắt bỏ phân thùy hay thùy phổi tổn thương nhưng khó lặp lại lần sau.
Phương pháp Remy J. ra đời từ năm 1973 làm thay đổi thái độ điều trị cho bệnh nhân ho ra máu nặng và mạn tính trên cơ sở mắc bệnh phế quản- phổi mạn tính: Chụp động mạch phế quản qua da theo phương pháp Seldinger để xác định chính xác nhánh động mạch nào liên quan đến chảy máu và các vòng nối bất thường của nó. Hiệu quả là cầm máu nhanh, cầm máu lâu dài mà vẫn bảo tồn được phế quản – phổi, giúp người bệnh sống và hồi phục.
Chụp động mạch phế quản hiện nay là kỹ thuật chủ yếu để nghiên cứu hình ảnh giải phẫu của tuần hoàn phế quản – phổi, qua đó xác định chính xác động mạch phế quản nào bị giãn, bị vỡ gây ho ra máu và dẫn đường cho thủ thuật gây tắc mạch chọn lọc.
Phương pháp này hiện nay rất phát triển trên Thế giới và ở Việt Nam các Bệnh viện như Bạch Mai, Việt Đức, Chợ Rẫy,... đều áp dụng thường xuyên kỹ thuật này và có kết quả khả quan.
Tin mới
- QUYẾT ĐỊNH Về việc phê duyệt tài liệu nhận diện thương hiệu Bệnh viện C Đà Nẵng - 24/12/2018 10:13
- Danh mục kỹ thuật trong khám, chữa bệnh thực hiện tại Bệnh viện C Đà Nẵng - 24/12/2018 03:42
- Bệnh viện C Đà Nẵng công bố cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng yêu cầu là cơ sở thực hành trong đào tạo khối ngành sức khỏe - 19/12/2018 04:20
- BẢN KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN - 19/12/2018 04:03
- Hội nghị khoa học Điều dưỡng – Kỹ thuật viên lần thứ V Bệnh viện C Đà Nẵng. - 19/12/2018 03:58
Các tin khác
- Hội nghị tổng kết công tác Giám định y khoa khu vực miền Trung và Tây nguyên năm 2018 - 09/10/2018 08:55
- BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG ĐÃ TRIỂN KHAI THÀNH CÔNG PHƯƠNG PHÁP PHÁ HỦY KHỐI U UNG THƯ GAN TẠI CHỖ BẰNG VI SÓNG (MICROWAVE ABLATION-MWA) - 08/08/2018 08:55
- HỘI MALTESER INTERNATIONAL (CỘNG HÒA ĐỨC) VỀ THĂM LẠI BỆNH VIỆN C ĐÀ NẴNG SAU HƠN 40 NĂM ĐẶT NỀN MÓNG TẠI ĐÂY. - 08/08/2018 08:42
- Lễ phát động vệ sinh tay bảo vệ sự sống - 05/08/2018 07:12
- Điều trị u gan ác tính bằng phương pháp mới TACE - 10/03/2018 07:12